KIM - Luxury Interior Design
04 November , 2021 • Chia sẻ kinh nghiệm
Tin tức mới
Các phong cách thiết kế nội thất nổi bật luôn có sự biến đổi theo xu hướng. Mỗi phong cách lại mang trong mình vẻ đẹp và màu sắc riêng. Hãy cùng KIM “điểm mặt đọc tên” 12 phong cách thiết kế được cho là sẽ thống trị 2022 nhé.
ẩn
-
Phong cách thiết kế nội thất Modern Luxury
-
Phong cách Hiện đại
-
Phong cách thiết kế Indochine
-
Phong cách Tân cổ điển (Neo Classic)
-
Phong cách thiết kế nội thất Modern Classic
-
Phong cách thiết kế Bắc Âu (Scandinavian)
-
Phong cách nội thất Wabi sabi
-
Phong cách Art Deco
-
Phong cách thiết kế Công nghiệp (Industrial)
-
Phong cách thiết kế nội thất Vintage
-
Phong cách nội thất Cổ điển
-
Phong cách Taiwan
Phong cách thiết kế nội thất Modern Luxury
Đẳng cấp – Ấn tượng – Độc đáo
Thay vì phong cách hiện đại thông thường, 2022 đánh dấu là năm của Modern Luxury. Một phong cách mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa tính tối giản, tiện lợi của Modern và sang trọng, cầu kỳ từ Luxury.
Đặc điểm của phong cách Modern Luxury
- Tính cá nhân hoá nổi bật, sản phẩm độc nhất
- Vật liệu có tính phản xạ: kính, inox mạ PVD, đá marble, sơn lacquer,…
- Vật liệu hiếm, đắt giá, cao cấp: các dòng đá hiếm nhập khẩu, gỗ kỹ thuật Veneer,…
- Nội thất hiện đại, cao cấp và độc đáo, mang dấu ấn Bồ Đào Nha: Roberto Cavalli, Visionnaire, Minotti, Baxter, Caracole,…
- Sử dụng nhiều hệ đèn rọi, đèn nhân tạo trong không gian
Ưu điểm:
- Hiện đại nhưng vẫn sang trọng, phù hợp thị hiếu người trẻ
- Bắt kịp xu hướng trên thế giới
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Chỉ phù hợp với diện tích lớn. Các loại hình biệt thự, penthouse, duplex
Phong cách Hiện đại
Đơn giản – Công năng – Linh hoạt
Hiện đại vẫn nằm trong danh sách các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất. Bởi sự linh hoạt, khó lỗi mốt và tối ưu chi phí mà nó mang lại. Phong cách Hiện đại giản lược tất cả chi tiết thừa thãi; tập trung vào bản chất mỗi món đồ. Các đường nét đặc trưng trong thiết kế luôn thẳng, phẳng và đơn giản, dễ sử dụng.
Đặc điểm của phong cách Hiện đại
- Đơn giản, tối ưu, ít chi tiết decor
- Sử dụng vật liệu tự nhiên và dễ kiếm như: gỗ công nghiệp, gạch, đá marble, da, vải bố,…
- Ưu tiên các đường nét thẳng, mặt phẳng, rõ nét
- Nội thất đơn giản, dễ gia công hoặc mua sẵn trong nước
- Thiên về lấy ánh sáng tự nhiên, kết hợp ánh sáng nhân tạo
Ưu điểm:
- Chi phí hợp lý
- Dễ sử dụng
- Phù hợp mọi diện tích
- Dễ dàng tìm đơn vị thiết kế
Nhược điểm:
- Đơn điệu, nhàm chán
- Thiếu sự sang trọng
Phong cách thiết kế Indochine
Thuần Việt – Hoài niệm – Hào hoa
Từ 2020, Indochine trở thành một xu hướng được người người tìm kiếm. Phổ biến nhất là cho các loại hình nhà mặt đất, biệt thự. Phong cách đầy hoài niệm, cổ kính và hào hoa của Indochine không chỉ chinh phục những con người sống trong thời đại cũ; mà cả với giới trẻ hiện nay.
Indochine chính là phong cách thiết kế nội thất đầu tiên riêng của Việt Nam – sự kết hợp chất liệu và hoa văn thuần Việt với lối thiết kế du nhập từ Pháp những năm 1900. Để phù hợp thị hiếu ngày nay, Indochine cũng đã được cách tân khá nhiều qua cách sử dụng màu sắc hay nội thất.
Đặc điểm của phong cách Indochine
- Kiến trúc mái vòm và cách sử dụng màu sắc trang nhã – ảnh hưởng của kiến trúc Pháp
- Màu sắc mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới: vàng kem, vàng nhạt, trắng, đỏ, xanh lá,…
- Vật liệu liệu tự nhiên bản địa: gỗ, tre, nứa, gạch bông, vải hoa, lụa,…
- Hoạ tiết hoa văn thuần Việt: kỷ hà từ văn hoá Đông Sơn (hình chữ nhật, mặc lưới,…), họa tiết hoa lá (Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen,..), tranh Đông Hồ, Mai Trung Thứ, tác phẩm Việt, đồ cổ, tượng Phật,…
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể
Ưu điểm:
- Vật liệu dễ tìm mua
- Phong cách thuần Việt tạo cảm giác gần gũi
Nhược điểm:
- Khó thiết kế, ít đơn vị đủ khả năng
- Hầu hết đồ nội thất là hàng đặt, gia công riêng
- Có phần già dặn, phù hợp với độ tuổi từ 35 trở lên
Phong cách Tân cổ điển (Neo Classic)
Nền nã – Trang trọng – Tinh tế
Tân cổ điển bắt nguồn từ trào lưu nghệ thuật cùng tên thế kỷ 18. Lấy cảm hứng từ phong cách của La Mã và Hy Lạp cổ đại, phong cách thiết kế Tân cổ điển nhấn mạnh vào tính trật tự, giản đơn và nghệ thuật.
Đặc điểm của phong cách Tân cổ điển
- Diện tích mặt bằng lớn
- Tính đối xứng và hài hoà trong không gian
- Màu sắc sử dụng trang nhã: kem, be, trắng, trắng ghi,…
- Màu nhấn trung tính và trang trọng: xám, đen, xanh dương, xanh cổ vịt, nâu,…
- Giản lược bớt chi tiết điêu khắc so với phong cách Cổ điển
- Nội thất có sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển. Một số hãng đặc trưng như Christopher Guy, Fendi, Caracole, Essential home, …
Ưu điểm:
- Trang nhã, sang trọng
- Tương đối nhiều mẫu nội thất tham khảo
Nhược điểm:
- Chi phí trung bình – cao
- Phù hợp diện tích tương đối rộng
- Hợp thị hiếu người từ 40 tuổi
Phong cách thiết kế nội thất Modern Classic
Sang trọng – Thời thượng – Thu hút
Nếu bạn yêu thích Tân cổ điển, nhưng muốn cách tân để phù hợp hơn với người trẻ? Modern Classic chính là phong cách dành cho bạn. Đây cũng là xu hướng vô cùng được yêu thích những năm gần đây cho thiết kế nội thất chung cư, duplex. Và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đặc điểm của phong cách Modern Classic
- Phông nền Tân cổ điển với diềm tường đồng màu, giản lược
- Nội thất hiện đại và phá cách
- Thêm yếu tố độc đáo và lạ mắt làm điểm nhấn: màu sắc, chất liệu, hoạ tiết
Ưu điểm:
- Phù hợp nhiều đối tượng người dùng
- Vẫn giữ được nét sang và trang nhã từ Tân cổ điển
- Đương đại, khó lỗi mốt
Nhược điểm:
- Chi phí trung bình – cao
- Phù hợp diện tích tương đối rộng
Thiên nhiên – Tươi sáng – Ấm áp
Scandinavia nổi lên tại Việt nam khoảng 10 năm đổ lại và nhanh chóng được ưa chuộng không kém phong cách hiện đại. Lấy cảm hứng từ những ngôi nhà vùng biển Bắc Âu lạnh giá, Scandinavian chuộng gam màu trắng, màu đất và những vật liệu thô mộc tự nhiên như gỗ, lông thú và da.
Đặc điểm của phong cách Bắc Âu
- Yếu tố quan trọng nhất: Màu sắc nền/chủ đạo là màu trắng – ảnh hưởng từ màu tuyết
- Màu xanh dương là điểm nhấn dễ nhận diện – ảnh hưởng từ màu biển. Một số phiên bản ngày nay đã lược bỏ gam màu này.
- Vật liệu phổ biến nhất trong phong cách Bắc Âu là gỗ; đi kèm với đó là gam màu đất. Ngoài làm nội thất và vật dụng trang trí, gỗ còn được decor làm dầm ngang và xà – gợi nhớ về những ngôi nhà Bắc Âu.
- Các loại vải phổ biến: Hoạ tiết thổ cẩm, lông thú và da
- Nhiều cây xanh
- Sử dụng chủ yếu ánh sáng tự nhiên
Ưu điểm:
- Phù hợp với căn hộ nhỏ cần không gian thoáng đạt
- Dễ thiết kế cũng như sử dụng
- Chi phí thấp
Nhược điểm:
- Vật liệu hơi ấm so với thời tiết Việt Nam
- Phong cách trẻ và lạ, không phù hợp nếu nhà có nhiều thế hệ cùng sống
Phong cách nội thất Wabi sabi
Mộc mạc – Tĩnh tại – Không hoàn hảo
Xuất phát từ Nhật Bản, wabi-sabi xuất phát là một triết lý sống. Wabi-sabi là sự kết hợp của wabi ( đơn giản, khiêm tốn) và sabi (thời gian trôi qua và vẻ đẹp của tuổi tác). Đúng như vậy, phong cách thiết kế nội thất wabi-sabi trân trọng những món đồ cũ kỹ và không hoàn hảo sau thời gian. Ngược lại với xa hoa và lựa chọn những gì tự nhiên, dễ kiếm và đơn giản.
Đặc điểm của phong cách Wabi-sabi
- Thuộc chủ nghĩa tối giản
- Đi theo sự không hoàn hảo: chiếc ghế với chân không đồng đều, vòm cửa tròn lệch, món đồ cố ý hay vô tình trông cũ kỹ, mộc mạc
- Vật liệu hầu như từ gỗ, gốm sứ thô, vải bố, đan thừng,…
- Cảm hứng từ hình tròn – ảnh hưởng của văn hoá Nhật
- Gam màu đơn giản, tự nhiên và mộc mạc: gỗ, nâu, be, trắng, đen lì,…
Ưu điểm:
- Đem lại cảm giác thanh tịnh và thoải mái
- Chi phí hợp lý
Nhược điểm:
- Có thể hơi ảm đạm
- Đẹp hay xấu tuỳ vào gu mỗi người
Phong cách Art Deco
Nghệ thuật – Cá tính – Mạnh mẽ
Sự ra đời của 02 khách sạn: Capella Hà Nội và MGallery Sapa là niềm cảm hứng lớn cho kiến trúc nhà ở theo phong cách Art Deco tại Việt Nam. Hai khách sạn này đều do phù thủy resort Bill Bensley thiết kế – theo phong cách Art Deco. Đây là một phong cách thượng lưu đầy màu sắc nghệ thuật. Đồng thời đỏi hỏi khả năng cảm nhận rất tốt từ nhà thiết kế.
Đặc điểm của Art Deco:
- Màu sắc đậm, nổi bật, có tính tương phản cao
- Hoạ tiết hình học, các góc cạnh giật cấp được ứng dụng từ tường, nội thất, vải, cho tới decor.
- Hoạ tiết hoa lá, động vật, thần thoại, tôn giáo được cách điệu theo những đường nét khoẻ khoắn và màu sắc rõ nét.
- Thảm trải sàn là một đặc trưng không thể thiếu. Thảm thường mang hoạ tiết hình học, thổ cẩm hoặc hoa lá rực rỡ.
- Đồ decor mang tính trừu tượng và nghệ thuật: tranh vẽ, tượng linh vật, yếu tố tôn giáo,…
Ưu điểm:
- Độc, lạ, hiếm người theo phong cách này tại Việt Nam
- Màu sắc tươi sáng và cá tính đem đến cảm hứng bất tận cho chủ nhà
- Đặc biệt phù hợp với các nghệ sỹ hoặc người yêu nghệ thuật
Nhược điểm:
- Hiếm công ty thiết kế đủ khả năng cho phong cách này
- Chi phí trung bình – cao
Phong cách thiết kế Công nghiệp (Industrial)
Thô sơ – Hiện đại – Táo bạo
Vào thế kỷ XX, cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu bắt đầu suy thoái. Số lượng lớn các nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang dẫn đến ý tưởng tận dụng lại những công trình này làm nhà ở. Các kiến trúc sư đã giữ nguyên tối đa những thứ có sẵn; kết hợp với nội thất tối giản. Từ đó một xu hướng thiết kế mới ra đời.
Độ phủ sóng của phong cách Industrial còn thể hiện qua mức độ ảnh hưởng của nó. Ta dễ dàng bắt gặp những nét Industrial ở Phong cách hiện đại, Taiwan, Đương đại hay thậm chí Scandinavian. Qua cách sử dụng màu sắc, decor tường, vật liệu hay nội thất rời.
Đặc điểm của phong cách Công nghiệp:
- Không gian thô kiểu nhà xưởng: những mảng tường gạch, tường bê tông, đường ống dẫn, dầm và xà nhà để mở,…
- Gam màu tối và mộc và lạnh, thường dùng: màu xám, ghi, đen, màu da nâu,…
- Vật liệu: da, gỗ nguyên bản và kim loại là những vật dụng phổ biến
- Nội thất tối giản và thô sơ và sắc cạnh
- Ánh sáng kết hợp tự nhiên và nhân tạo. Thường sử dụng đèn thiết kế kiểu bóng đèn dây tóc xưa
Ưu điểm:
- Phong cách lạ, phù hợp người trẻ
- Chi phí hợp lý
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho người cao tuổi và trẻ nhỏ
- Có phần u ám và hợp với nam giới hơn
Phong cách thiết kế nội thất Vintage
Hoài cổ – Thân thuộc – Dễ chịu
Vượt qua giới hạn của thời trang, Phong cách vintage ngày càng chứng minh sức nặng của mình trong thiết kế nội thất. Với những ai đang yêu thích sự hoài cổ hoặc đam mê vẻ đẹp của không gian cũ thì Vintage chắc chắn là phong cách không thể bỏ qua.
Đặc điểm của phong cách Vintage
- Tone màu là mấu chốt quan trọng nhất của phong cách Vintage. Vintage không giới hạn màu sắc; nhưng tone màu lại khá trầm: nâu, be, hồng vỏ đỗ, xanh nhạt,…
- Sử dụng đồ đạc, vật trang trí đã qua sử dụng hoặc giả cũ. Phong cách từ 20 – 100 năm về trước.
- Vật liệu tự nhiên và dễ tìm: gỗ, vải dệt, da,…
- Nhiều đồ decor nhỏ nhắn làm không gian trở nên ấm cúng và cổ điển hơn
- Ánh sáng tự nhiên được ưu tiên. Tuy nhiên, tổng thể không gian thường không quá sáng
Ưu điểm:
- Thanh lịch, thân thuộc và ấm cúng
- Chi phí không quá cao
Nhược điểm:
- Thường đem lại kèm cảm giác tối và ẩm của không gian cũ
- Sử dụng nhiều đồ decor có thể khiến không gian trở nên chật chội và lộn xộn
Phong cách nội thất Cổ điển
Trang trọng – Cầu kỳ – Hoa lệ
Phong cách cổ điển Châu Âu là những kiến trúc và nội thất trải dài trong giai đoạn từ thế kỷ 16 – 18. Đặc trưng nhất trong thời kỳ này chính là ảnh hưởng sâu sắc của phong cách Baroque. Một số nhánh nhỏ hơn qua các thời kỳ có thể kể đến là: kiến trúc Phục Hưng và Rococo. Phong cách nội thất cổ điển đặc trưng bởi những đường diềm tường hoặc giấy dán tường công phu, nội thất gỗ tối màu và đồ trang trí bằng đồng.
Đặc điểm của phong cách cổ điển:
- Kiến trúc cao và hùng vĩ, diện tích rất rộng
- Cửa sổ mở rộng theo chiều dọc, có thể có phần hướng tâm
- Bức tường trang trí công phu với diềm tường, tranh vẽ, phù điêu hoặc giấy dán tường
- Không gian sử dụng nhiều yếu tố hội hoạ, điêu khắc
- Nội thất và diềm tường dát vàng, vàng đồng
- Nội thất gỗ tối màu, trạm trổ cầu kỳ, mềm mại
- Vải thường dùng là vải hoa gấm, lụa,…
Ưu điểm:
- Phong cách lạ và hiếm có ở Việt Nam
- Đặc biệt sang trọng, xa hoa và lãng mạn
Nhược điểm:
- Rất khó thiết kế và thi công. Rất ít đơn vị đủ khả năng nhận
- Chi phí cực cao
- Phù hợp với biệt thự diện tích lớn
- Phụ thuộc kiến trúc cao. Nếu về sau cần thay đổi phong cách nội thất sẽ rất khó
- Kén người dùng
Phong cách Taiwan
Đương đại – Tối giản – Tinh tế
Xuất phát từ Đài Loan, phong cách này nhanh chóng thống trị căn hộ chung cư. Taiwan là sự kết hợp giữa Hiện đại và Minimalist (tối giản). Bởi vậy, nó cực kỳ phù hợp cho không gian nhỏ hẹp; là sự thay thế hoàn hảo cho Phong cách hiện đại đang dần nhàm chán.
Đặc điểm của phong cách thiết kế Taiwan
- Vật liệu và nội thất hiện đại được bố trí và sử dụng một cách tối giản trong không gian
- Màu sắc trung tính: gỗ, xám, ghi, nâu, be,…Thường nhấn bằng màu đen
- Vật liệu thường dùng: gỗ, đá marble, đá granite, kính tối màu,….
- Đồ nội thất thường mang hình khối cơ bản và mềm mại hơn so với phong cách Hiện đại – ảnh hưởng của Minimalist
- Kết hợp ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Ưu điểm:
- Ứng dụng với mọi diện tích
- Phù hợp nhiều đối tượng sử dụng
- Chi phí hợp lý
- Mới lạ hơn phong cách hiện đại
Nhược điểm:
- Đủ dùng, không quá sang trọng
- Gam màu có thể hơi tối
Trên đây là tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất KIM gửi bạn tham khảo. Bạn đã tìm được phong cách mình yêu thích chưa? Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất, đừng ngại ngần liên hệ KIM tư vấn nhé!
Xem thêm các công trình thiết kế đẹp nhất của KIM:
CEO KIM
Kinh nghiệm 05 năm theo đuổi dòng thiết kế nội thất cao cấp
Phong cách đặc trưng: Modern Classic, Modern Luxury
“Đối với tôi, lương tâm nghề nghiệp và sự tận tâm với khách hàng là yếu tố hàng đầu duy trì thành công của KIM”
GỢI Ý DÀNH CHO BẠN
ĐĂNG KÍ NHẬN TƯ VẤN