fbpx

M&E LÀ GÌ? CÁC HẠNG MỤC TRONG THIẾT KẾ M&E VÀ LƯU Ý

Untitled-2

KIM - Luxury Interior Design
27 August , 2021 • Chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức mới

Trong quá trình tìm hiểu về thiết kế nội thất, hẳn bạn đã nghe quá về cụm từ M&E. Vậy M&E là gì trong thiết kế và xây dựng? Có những lưu ý gì khi triển khai M&E? Hãy cùng KIM tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

M&E là gì?

M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (Cơ khí và Điện). Như vậy, thiết kế M&E chính là xây dựng và phân bổ hệ thống cơ khí và điện trong nhà. Việc này cần được tính toán trong bản vẽ thiết kế nội thất.

Người làm nhà lần đầu thường ít chú trọng hoặc khó mà chú trọng hạng mục này. Bởi những bất tiện khi thi công sai M&E thường phải sau quá trình sử dụng mới nhìn ra được. Không phải vẻ đẹp xấu bên ngoài, M&E ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen sinh hoạt và đời sống hàng ngày của gia đình.

Thi công hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí
  • Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh
  • Phần điện
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy

Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E. Tùy từng dự án, tỷ trọng thậm chí có thể lên tới 70-80%.

M&E là gì? Các hạng mục khi thi công M&E và lưu ý
M&E là gì? Các hạng mục khi thi công M&E và lưu ý

Các hạng mục M&E và lưu ý

Hệ thống thông gió và điều hoà không khí

Hệ thống thông gió ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người sống bên trong căn nhà. Không khí bị ứ đọng, chịu tác dụng của nhiệt cơ thể người và thiết bị điện toả ra nhưng lại không được thay mới thường xuyên làm sức khoẻ giảm sút. Bên cạnh đó, hệ thống điều hoà kém có thể gây vấn đề về hệ hô hấp đáng ngại.

Tuỳ vào loại hình xây dựng mà ta lựa chọn phương pháp thông gió. Bản chất của thông gió là tạo một cửa vào và một cửa ra cho luồng không khí.

Với nhà phố, nhà liền kề, nhà ống thì giếng trời là cách làm đơn giản và hiệu quả cao.

Đối với căn hộ chung cư hay phòng kín, chủ nhà có thể tham khảo hệ thống cấp khí tươi.

Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Giải pháp thông gió trong thiết kế nội thất

Hệ thống cấp khí tươi: Giải pháp thông gió cho căn hộ chung cư

GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ CAO CẤP

Các hạng mục M&E (điện, nước, lưu thông gió, cháy nổ) hay bị bỏ quên trong quá trình thiết kế. Tuy nhiên, những hậu quả để lại rất khó khắc phục và ảnh hưởng tới cuộc sống tiện nghi hàng ngày. Cùng KIM tìm hiểu một khía cạnh – lưu thông không khí trong nhà…

Continue reading GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ CAO CẤP

Điều hoà không khí có hai cách lắp đặt phổ biến nhất là điều hoà âm trần và điều hoà treo tường truyền thống. Điểm mạnh của điều hoà treo tường là nó rất thích hợp trong các căn nhà tách riêng từng phòng, sử dụng trong diện tích nhỏ và tiết kiệm điện. Tuy nhiên với những không gian mở như căn hộ chung cư thì sử dụng điều hoà âm trần sẽ đỡ gây quả tải và phân bổ hơi lạnh tốt hơn. Ngoài ra, hệ thống cấp khí tươi có thể thi công liền với điều hoà âm trần, giúp không khí không chỉ mát mà còn được thay mới liên tục.

Thiết kế nhà cần thông gió để đảm bảo không khí luôn được thay mới
Thiết kế nhà cần thông gió để đảm bảo không khí luôn được thay mới

Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh

Thiết bị vệ sinh thường được chủ nhà tự tay chọn lựa. Hầu như ít có vấn đề với các thiết bị này. Tuy nhiên, hệ thống cấp thoát nước thì cần được lưu tâm.

Cấp nước

Đối với nhà mặt đất, nước sẽ đi từ nhà cung cấp vào bể nước ngầm dưới sàn tầng 1. Sau đó được bơm lên bồn nước trên mái. Từ đó tạo áp lực nước xuống các không gian trong nhà. Mỗi khu sẽ có đường nước nóng và đường nước lạnh riêng. Qua xử lý của bình nóng lạnh sẽ tạo ra nguồn nước nóng lạnh dùng hàng ngày.

Chung cư thì hầu như hệ thống cấp nước đã được tính toán chi tiết và ổn định. Nếu không thay đổi cấu trúc phòng thì sẽ không cần xử lý.

Thoát nước

Thoát nước bao gồm thoát chậu lavabo và thoát nước bồn cầu. Nước thải được gom lại từ các nơi trong nhà vào đường ống chính lắp thẳng đứng, đưa xuống bể phốt. Một phần nước được lọc, qua bể phốt, thoát ra cống. Người làm cần hiểu về vị trí thiết bị vệ sinh, hộp kỹ thuật, bể nước, bể phốt để đưa ra giải pháp thoát nước hợp lý.

Đối với chung cư, nếu thay đổi bố trí thiết bị vệ sinh thì cần có ống nối dẫn dưới sàn tới khu vực cố định của căn hộ. Để làm được điều này, chủ nhà cần chấp nhận nâng sàn lên từ 10 – 15cm để đặt ống. Tính toán độ dốc ống và độ dốc nhà tắm hợp lý để thoát được nước.

Cấp thoát nước là hạng mục khó khăn trong M&E. Chủ nhà nên dựa vào KTS có đủ chuyên môn
Cấp thoát nước là hạng mục khó khăn trong M&E. Chủ nhà nên dựa vào KTS có đủ chuyên môn

Hệ thống điện

Khác với thoát nước, hệ thống điện được chủ yếu làm trên trần và đục tường chạy xuống các vị trí ổ cắm, công tắc. Nên việc thi công không quá gây ảnh hưởng tới cấu trúc nhà. Chủ yếu chủ nhà cần để ý về nhu cầu dùng điện của gia đình để báo với kiến trúc sư.

VD: chủ nhà là dân IT thì hệ thống điện cần nâng cấp thế nào. Dưới bàn ăn, chân đèn, thiết bị điện khá cố định nên có ổ cắm sàn tăng tính thẩm mỹ và tiện dụng so với ổ tường truyền thống. Các vị trí gần ghế ngồi nghỉ ngơi cũng nên có để sạc điện thoại,…

Sơ đồ mạch điện không phải một bản vẽ dễ hiểu
Sơ đồ mạch điện không phải một bản vẽ dễ hiểu

Hệ thống báo cháy và chữa cháy

Ở căn hộ chung cư thì các thiết bị này đều đã được lắp đặt đầy đủ.

Còn đối với nhà mặt đất, bạn có thể cân nhắc sử dụng thiết bị cảnh cáo. Hoặc thực tế hơn là đặt bình chữa cháy ở những vị trí dễ xảy ra hoả hoạn, vị trí quan trọng và vị trí có nhiều vật dễ cháy như phòng bếp, phòng ngủ và phòng khách.

Bình chữa cháy là vật đề phòng rủi ro nên có trong mọi gia đình
Bình chữa cháy là vật đề phòng rủi ro nên có trong mọi gia đình

Hy vọng những chia sẻ trên đây của KIM sẽ giải đáp câu hỏi M&E là gì của bạn. Đồng thời cung cấp thêm nhiều kiến thức giúp bạn hoàn thiện ngôi nhà trong mơ. Nếu có nhu cầu về thiết kế nội thất, bạn đừng ngại liên hệ KIM hỗ trợ nhé!

Nguồn: KIM tổng hợp
Thiết kế & thi công nội thất trọn gói

5/5 - (1 vote)

GỢI Ý DÀNH CHO BẠN

ĐĂNG KÍ NHẬN TƯ VẤN

Chat With Me on Zalo