fbpx

CÁCH ĐỌC BẢN VẼ XÂY DỰNG ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU CHỈ TRONG 15P

Untitled-2

KIM - Luxury Interior Design
13 May , 2022 • Chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức mới

Cách đọc bản vẽ xây dựng là điều nhiều chủ nhà quan tâm khi bắt tay vào thiết kế thi công nội thất. Tuy nhiên, với người không ở trong ngành thì việc xem bản vẽ để đảm bảo nhà thầu làm việc nghiêm chỉnh là không dễ dàng. Trong bài viết này, KIM sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc bản vẽ cực nhanh, đơn giản và hiệu quả. Trong đó, 5p dành cho việc đọc bài viết, 5p để suy ngẫm và 5p để thực hành. Cùng bắt đầu ngay nhé!

Khái niệm bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng là tập hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình; minh họa lại công trình bằng các ký hiệu bản vẽ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Mục đích của bản vẽ xây dựng là cung cấp các thông số, hình ảnh chính xác cho quá trình thi công. Nhờ đó, nhà thầu thi công có thể tránh được các sai sót nhầm lẫn, ước lượng khối lượng vật tư phù hợp cũng như quản lý chi phí đúng chuẩn. Hầu hết các bản vẽ xây dựng bây giờ đều được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng để đạt độ chính xác cao hơn.

Bản vẽ xây dựng bao gồm 2 loại bản vẽ:

  • Bản vẽ phối cảnh 3D
  • Bản vẽ kỹ thuật

Trong đó, bản vẽ kỹ thuật chính là loại bản vẽ mô tả chi tiết thông số, kích thước với nhiều thuật ngữ cũng như ký hiệu; mà chủ nhà cần tìm hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng.

cách đọc bản vẽ xây dựng
Bản vẽ xây dựng mặt bằng – Khái niệm bản vẽ và cách đọc bản vẽ xây dựng

Vì sao cần hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng?

Hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng sẽ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình làm nhà. Cụ thể nhất ở 03 ý sau:

Trao đổi với KTS những vấn đề liên quan

KTS sẽ luôn làm theo các thông số chuẩn. Ví dụ: trong một phòng cần bao nhiêu công tắc cắm, đặt ở các vị trí: cửa ra vào, đầu giường, chỗ treo tivi,….tủ quần áo thường làm kích thước bao nhiêu, giá bát đũa thường chứa được bao nhiêu,… Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi nhà luôn có những điểm khác nhau.

Nếu có thể hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc trao đổi với KTS những vấn đề liên quan. Kịp thời thay đổi và điều chỉnh trước khi chuyển sang giai đoạn thi công. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho cả đôi bên.

thảo luận về cách đọc bản vẽ xây dựng
Hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng giúp chủ nhà dễ dàng trao đổi những nhu cầu của gia đình

Kiểm tra quá trình làm

Hiểu được cách đọc bản vẽ xây dựng giúp chủ nhà có nền tảng để giám sát và thẩm tra trong quá trình thi công tốt hơn. Vì đã đọc và hiểu bản vẽ nên hầu như bạn đã nắm được các công năng chính và có thể điều chỉnh ngay nếu có sai sót trong quá trình làm việc.

cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản
Nắm rõ cách đọc bản vẽ xây dựng giúp chủ nhà sát sao hơn trong quá trình làm và giúp công trình đạt hiệu quả cao hơn

Nghiệm thu hợp đồng

Khi đã đặt bút ký nghiệm thu hợp đồng thiết kế, mặc nhiên bạn đã đồng ý với tất cả hồ sơ xây dựng được bàn giao. Việc điều chỉnh sau quá trình này sẽ thường là không hợp lệ và không phải công ty nào cũng hỗ trợ. Do vậy, việc hiểu rõ cách đọc bản vẽ xây dựng giúp bạn an tâm hơn khi ký nghiệm thu hợp đồng.

An tâm ký kết nhờ hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng
An tâm ký kết nhờ hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng

Các ký hiệu phổ thông dùng trong bản vẽ xây dựng

Hầu như ở trong bản vẽ luôn có bảng chú thích ký hiệu sử dụng. Tuy nhiên để tìm hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng một cách bài bản, đây là những ký hiệu phổ thông nhất mà bạn cần nắm được.

Cửa, cửa sổ và vách ngăn

Các ký hiệu cửa, cửa sổ và vách ngăn cho thấy loại cửa sẽ được làm: cửa đơn, cửa kép, cửa lùa,…Không kèm thông tin về vật liệu hay cách gia công cửa. Thường trong bản vẽ xây dựng sẽ có chú thích hoặc trang kỹ thuật riêng cho các cánh cửa và vách ngăn.

Các ký hiệu thường dùng cho cửa ra vào trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu thường dùng cho cửa ra vào trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu thường dùng cho cửa sổ trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu thường dùng cho cửa sổ trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu thường dùng cho vách ngăn trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu thường dùng cho vách ngăn trong bản vẽ xây dựng

Cầu thang và dốc

Các ký hiệu cầu thang và dốc thường gặp trong thiết kế nhà mặt đất và căn hộ thông tầng. Ký hiệu cầu thang và dốc chỉ mang tính minh họa vị trí và công năng, không thể hiện thiết kế thật bên ngoài.

Các ký hiệu thường dùng cho cầu thang và dốc trong bản vẽ xây dựng nhà ở
Các ký hiệu thường dùng cho cầu thang và dốc trong bản vẽ xây dựng nhà ở

Chiếu sáng, công tắc và ổ điện

Đây là các ký hiệu khó mà bạn cần đặc biệt lưu tâm trong cách đọc bản vẽ xây dựng. Hình dáng ký hiệu cũng khó nhận ra và thường dễ nhầm lẫn trong những bản vẽ lớn. Việc nắm rõ về điện trong cách đọc bản vẽ xây dựng sẽ giúp bạn bố trí về nhu cầu điện trong nhà chuẩn xác hơn.

Các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ điện xây dựng
Các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ điện xây dựng

Vật liệu

Để nắm được cách đọc bản vẽ xây dựng, bạn cũng cần biết các ký hiệu về vật liệu. Hầu như vật liệu đều có quy định hình vẽ giống nhau. Một số vật liệu đặc biệt có thể sẽ được KTS ký hiệu khác đi và có chú thích bên trong bản vẽ xây dựng.

Các ký hiệu thường dùng cho vật liệu trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu thường dùng cho vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Nội thất

Đây là các ký hiệu đơn giản nhất trong cách đọc bản vẽ xây dựng, hầu như bất cứ ai cũng có thể nhìn ra được. Ký hiệu minh họa đồ nội thất trong phòng có hình ảnh trực quan theo góc nhìn từ trên xuống. Khi kết hợp với bản vẽ 3D, bạn có thể dễ dàng hình dung căn nhà sau khi hoàn thiện.

Một số ký hiệu nội thất thông thường
Một số ký hiệu nội thất thông thường
Một số ký hiệu thiết bị vệ sinh thông thường
Một số ký hiệu thiết bị vệ sinh thông thường

Cách đọc bản vẽ xây dựng theo trình tự 03 bước đơn giản

  • B1: Xem bản vẽ mặt bằng tổng thể để hình dung kết cấu nhà, tầng 1 – tầng n, bố trí các phòng và hướng đi trong nhà
  • B2: Xem phối cảnh 3D để hình dung công trình sau khi hoàn thiện, liên kết với bản vẽ mặt bằng ở bước 1
  • B3: Đọc bản vẽ kỹ thuật, xem kỹ các thông số theo hướng dẫn sau:

Bản vẽ mặt bằng nội thất

“Mặt bằng bố trí nội thất theo các tầng” là bản vẽ đầu tiên bạn cần quan tâm khi đọc hồ sơ bản vẽ kỹ thuật. Nhìn vào đây, bạn có thể có được cái nhìn tổng quan về mỗi phòng đang có những công năng nào (phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn,….), hướng đi vào cửa, bố trí lối đi, cửa sổ có hợp lý hay không, có những đồ nội thất nào,….Việc cần làm ở bước này chính là xác định những ý trên đã hợp lý hay chưa, có cần thay đổi hay bổ sung không.

Thông thường bản vẽ mặt bằng nội thất đã được thống nhất trước với chủ nhà nên sẽ không cần thay đổi quá nhiều.

Minh họa cho bản vẽ mặt bằng nội thất - Trang đầu tiên bạn cần quan tâm khi bắt đầu đọc bản vẽ xây dựng
Minh họa cho bản vẽ mặt bằng nội thất – Trang đầu tiên bạn cần quan tâm khi bắt đầu cách đọc bản vẽ xây dựng

Công năng nội thất quan trọng

Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình mà loại nội thất quan trọng cũng thay đổi.

Hầu hết các nữ chủ nhà đều rất quan tâm tới tính công năng của gian bếp, các hệ tủ bếp, tủ quần áo, …. Do họ đã trải qua thời gian sử dụng nên có kinh nghiệm về nhu cầu của gia đình.

Ví dụ, nhiều nhà thích làm tủ quần áo nhiều sức chứa nhất có thể, ưu tiên các hệ tủ ẩn ở mọi nơi. Bởi gia đình họ có trẻ nhỏ, hoặc nữ chủ nhà có nhiều quần áo. Nên kích thước tiêu chuẩn là không đủ cho nhu cầu.

Một lưu ý nữa liên quan tới những món đồ có sẵn như: thiết bị điện tử, đồ từ nhà cũ, kích thước đệm yêu thích, số lượng bát đũa (sức chứa) trong gia đình,…Bản vẽ xây dựng cần đáp ứng các công năng này.

Ví dụ: gia đình muốn sử dụng TV 65inch. Vậy thì phần hộc để treo tivi cần đạt đúng kích thước này để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Gia đình bạn quan tâm tới mặt nào thì khi đọc bản vẽ xây dựng, cần chú ý những yếu tố đó đầu tiên để trao đổi lại với KTS.

cách đọc bản vẽ xây dựng nhanh chóng
Trao đổi với KTS về công năng những bộ phận quan trọng khi đọc bản vẽ xây dựng – Minh họa bản vẽ kỹ thuật tủ bếp

Đèn chiếu sáng – Công tắc & Ổ điện

Đi sâu hơn một chút, ta cần hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng đèn chiếu sáng: công tắc và ổ điện. Chủ nhà cần xác định được các công tắc và ổ điện đang nằm ở đâu trong thiết kế nhà. Từ đó, liên kết với nhu cầu của bản thân và gia đình.

Ví dụ: Ngày càng nhiều gia đình thích sử dụng công tắc đảo chiều. Trong một phòng lớn hoặc ở cầu thang, họ có thể tắt bật 1 bóng đèn tại 2 vị trí khác nhau mà không tốn nhiều công di chuyển. Một số gia đình yêu cầu ổ cắm sàn tại vị trí cạnh sofa và bàn ăn để tiện cắm quạt và lẩu mà không lộ dây diện dài. Những chủ nhà có nhiều điện thoại muốn bố trí nhiều giắc cắm tại khu vực đầu giường. Hoặc gia đình đặt máy sấy trong nhà tắm cần bố trí ổ cắm chống nước tại khu vực lavabo,…

Tìm hiểu kỹ về nhu cầu các thành viên về ổ điện và công tắc. Sau đó trao đổi lại với KTS chính là mục tiêu của phần này.

Một bản vẽ điện trong bản vẽ xây dựng cơ bản
Một bản vẽ điện trong bản vẽ xây dựng cơ bản

Kiểm tra vật liệu

Bước tiếp theo trong cách đọc bản vẽ xây dựng là kiểm tra vật liệu. Các thông số liên quan tới kích thước và vật liệu hầu như đã được chốt từ khâu thiết kế 3D và tư vấn. Bạn có thể kiểm tra lại những vật liệu này để đảm bảo chính xác.

– Lát sàn: kích thước gạch và loại gạch

– Trần: kich thước và loại trần (thạch cao, lam gỗ, ….vật liệu chính xác)

– Điều hòa: âm trần hay treo tường, có thông gió âm trần hay không

– Bố trí cửa, cửa sổ, cầu thang: kích thước, độ dày, vật liệu, cách hoàn thiện

Mặt cắt nội thất và cách gia công chi tiết trong bản vẽ xây dựng
Đơn vị nhà thầu sẽ cần đảm bảo về vật liệu cho bạn. Nhưng việc kiểm tra lại chắc chắn cũng sẽ giúp bạn an tâm hơn, cũng như tránh nhầm lẫn cho hai bên trong quá trình làm.

Bố trí nội thất từng phòng

Cuối cùng trong danh sách cách đọc bản vẽ xây dựng và cũng nằm cuối cùng trong bộ hồ sơ kỹ thuật, đó là bố trí nội thất của từng phòng. Tại đây, bạn có thể xem được chi tiết kích thước, vật liệu và cách thi công từng món đồ (sofa, bàn, giường ngủ,…). Nhờ đó, bạn có thể xem chi tiết những yếu tố mà có thể mình đã bỏ qua phía trên. Một số điểm cần đọc trong bản vẽ này là: số lượng đồ – so vs bản vẽ 3D, kích thước, vật liệu, kích thước chỗ trống cho đồ điện tử và thiết bị phụ, diện tích lối đi còn lại và tương quan kích thước đồ, cách mở tủ – kệ (tay nắm, nam châm, bấm),…

Một số chủ nhà sau quá trình sử dụng ở nhà cũ đã có những sở thích cá nhân và không muốn thay đổi. Ví dụ, sofa thích dùng da hơn là vải, giường bắt buộc phải 2m, thích sử dụng tủ cánh nam châm,…

Cách đọc bản vẽ xây dựng mặt bằng nội thất phòng
Cách đọc bản vẽ xây dựng mặt bằng nội thất phòng
cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở
So sánh với phối cảnh 3D

Cùng thực hành ngay nhé! Nếu bạn đã có trong tay hồ sơ nhà mình thì hãy thực hành cách đọc bản vẽ xây dựng theo hướng dẫn ngay thôi. Còn nếu chưa có, bạn có thể download hồ sơ dưới đây để bắt đầu! Nếu có nhu cầu thiết kế thi công nội thất trọn gói, đừng ngại ngần liên hệ KIM để được tư vấn nhanh nhất!

4.2/5 - (5 votes)

GỢI Ý DÀNH CHO BẠN

ĐĂNG KÍ NHẬN TƯ VẤN

Chat With Me on Zalo