fbpx

BIỆT THỰ LÀ GÌ? 07 LOẠI BIỆT THỰ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Untitled-2

KIM - Luxury Interior Design
19 October , 2021 • Tin tức khác

Tin tức mới

Biệt thự là gì? Biệt thự hay Villa, là một trong những hình thức nhà ở cổ xưa nhất dành cho tầng lớp quý tộc. Ngày nay, với sự phát triển của đời sống xã hội, ngày càng có nhiều loại hình biệt thự được ra đời. Cùng KIM tìm hiểu về biệt thự là gì, các loại hình biệt thự và phong cách thiết kế hiện nay nhé!

Biệt thự là gì?

Theo thông tư của Bộ Xây Dựng, biệt thự là công trình nhà ở có sân vườn, hàng rào và lối đi riêng biệt. Chiều cao xây dựng không quá 3 tầng, ngoại trừ áp mái và tầng hầm. Biệt thự sở hữu ít nhất 3 mặt trông ra sân vườn. Diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích đất.

Trên thực tế, biệt thự tại Việt Nam không hẳn đều đảm bảo tất cả những tiêu chí này.

Biệt thự (Villa) thực chất bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại. Khi những gia tộc quyền quý sở hữu những trang viên lớn ngoại ô. Họ xây dinh thự đồ sộ không kém, nhằm phục vụ nghỉ dưỡng. Những ngôi nhà này có diện tích sân vườn rộng rãi, nhiều tiểu cảnh, vọng lâu, chòi nghỉ và khoảng hồ xanh mát.

Hiện nay, villa ít khi giữ được diện tích lớn như vậy, trừ khi phục vụ mục đích thương mại. Nhưng sở hữu sân vườn, nằm ở vị trí thoáng đãng và hoà mình với thiên nhiên vẫn là những tiêu chí then chốt.

Biệt thự cố xưa với vườn cây và quan cảnh rộng lớn
Biệt thự cổ xưa với vườn cây và quan cảnh rộng lớn

Các loại hình biệt thự

Không nói đến villa, resort phục vụ mục đích du lịch và thương mại. Bài viết này của KIM sẽ tập trung vào công trình nhà ở. Sau đây là 07 loại hình biệt thự chính tại Việt Nam, xét theo kiến trúc:

Biệt thự nhà vườn

Biệt thự nhà vườn có lẽ là loại hình gần sát nhất với khái niệm biệt thự truyền thống. Những dinh thự này thường có diện tích lớn (trên 500 m2); sở hữu sân vườn rộng rãi, hồ bơi hoặc hồ nước. Thông thường, chủ nhà sẽ tận dụng diện tích để trồng nhiều loại cây, hoa, tiểu cảnh; tạo nên không gian xanh mát.

Biệt thự nhà vườn có diện tích không nhỏ; thường sẽ nằm ở những vùng ngoại ô, làng quê, nơi yên tĩnh và ít người ở. Như vậy, chủ nhà cũng cần lưu ý đến vấn đề an ninh, chống trộm để đảm bảo sự an toàn cho gia đình.

Một mẫu biệt thự nhà vườn hơi hướng hiện đại - Sưu tầm
Một mẫu biệt thự nhà vườn hơi hướng hiện đại – Sưu tầm

Biệt thự đơn lập

Biệt thự đơn lập là một loại hình kiến trúc riêng biệt; được xây dựng trên một lô đất có tường rào bao quanh. Khoảng cách từ tường nhà tới hàng rào này phải đủ lớn để người có thể đi qua thoải mái. Như vậy, biệt thự đơn lập sở hữu 4 mặt tiền thông thoáng. Phần sân vườn cũng thường được chủ nhà trồng cây và bố trí tiểu cảnh, hồ bơi hoặc khu vực thư giãn – tuỳ thuộc diện tích. Hiện nay có khá nhiều villa kiểu này xây dựng bên bờ sông, hồ điều hoà. Những villa này được gọi thêm là riverside, lakeview để phân biệt và có giá thành cao hơn nhiều.

Vậy điểm khác biệt đối với biệt thự sân vườn là gì?

Biệt thự đơn lập thường có diện tích đất nhỏ hơn, khoảng 300 m2. Tuỳ thuộc từng dự án mà diện tích xây dựng thay đổi; nhưng có thể chiếm nhiều hơn 50% diện tích đất. Ngoài ra, biệt thự đơn lập, cùng song lập hay tứ lập; thường được xây dựng số lượng lớn và phân lô trong các khu đô thị Ecopark, Vinhomes, Times City,…

villa đơn lập Ecopark
Biệt thự đơn lập khu Ecopark. Có thể thấy, những biệt thự xây số lượng lớn trong khu đô thị thường không có nhiều diện tích cho vườn cây

Xem thiết kế biệt thự Ecopark

Biệt thự song lập

Biệt thự song lập chính là hai căn biệt thự có kiến trúc đối xứng nhau; chung một mảng tường bên trái hoặc phải. Vì như vậy nên nhìn từ ngoài vào, đây như 1 căn biệt thự lớn, nhưng thực chất lại là hai hộ riêng biệt.

Biệt thự song lập sinh ra nhằm tiết kiệm khoảng đất ở giữa hai nhà. Nhờ thế, diện tích mỗi nhà được mở rộng hơn. Đây là loại hình villa xây dựng liền kề với số lượng lớn tại các khu đô thị.

  • Ưu điểm: Mỗi căn biệt thự đều có 03 mặt sân vườn thoáng đãng, giá thành rẻ hơn so với đơn lập
  • Nhược điểm: Không thể thay đổi kiến trúc bên ngoài vì đang dùng chung mảng tường với căn bên cạnh
Hình ảnh villa song lập trong tiểu khu Tulip - Vinhomes Riverside
Hình ảnh biệt thự song lập trong tiểu khu Tulip – Vinhomes Riverside. Hai cổng vào khác nhau chính là của hai biệt thự. Tuy nhiên, nhìn từ bên ngoài, hai căn như một thể thống nhất

Biệt thự tứ lập

Tương tự như song lập, biệt thự tứ lập chính là 04 căn biệt thự có thiết kế đối xứng cạnh, đối xứng góc; chung hai mảng tường với nhau. Đây là hình thức mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngày càng phổ biến nhờ tiết kiệm diện tích và chi phí.

  • Ưu điểm: Mỗi căn biệt thự đều có 02 mặt sân vườn thoáng đãng, giá thành rẻ hơn so với song lập
  • Nhược điểm: Không thể thay đổi kiến trúc bên ngoài vì chung tường với 3 căn còn lại.
Biệt thự tứ lập dùng chung hai mảng tường với 3 biệt thự cùng khu. Hai mặt tiền còn lại có sân vườn và hàng rào chia khu rõ ràng
Biệt thự tứ lập dùng chung hai mảng tường với 3 biệt thự cùng khu. Hai mặt tiền còn lại có sân vườn và hàng rào chia khu rõ ràng

Biệt thự liền kề

Giống như biệt thự đơn lập, song lập hay tứ lập; biệt thự liền kề là khái niệm sinh ra từ những khu đô thị kiểu mới. Biệt thự liền kề hay còn gọi là nhà liền kề, là những căn nhà có kiến trúc giống nhau, nằm san sát trong khu đô thị. Loại biệt thự này thường chỉ có sân trước và sân sau nhỏ, hai mặt bên tiếp giáp với hai biệt thự khác. Một số trường hợp là cả 03 mặt, bao gồm mặt sau, đều tiếp giáp; và chỉ có 01 khoảng sân trước.

Thực chất, với lối kiến trúc như vậy, biệt thự liền kề không thể gọi là biệt thự. Tuy nhiên, nhiều khu đô thị cao cấp sở hữu những dãy nhà liền kề rộng; được thiết kế mô phỏng biệt thự; vẫn được gọi là biệt thự liền kề để phân biệt với nhà liền kề.

Biệt thự liền kề nhà liền kề
Biệt thự liền kề, nhà liền kề có kiến trúc giống nhau, nằm san sát trong khu đô thị. Giá thành của những biệt thự công nghiệp kiểu này sẽ có giá thấp hơn các loại hình trên khá nhiều.

Biệt thự mini

Biệt thự mini là hình thức thu nhỏ của biệt thự đơn lập. Loại hình biệt thự này có thể xây dựng ở trong thành phố lớn. Diện tích đất dành cho xây biệt thự mini chỉ từ 80 – 120 m2. Do vậy, diện tích xây dựng khá nhỏ hẹp, khoảng 50 – 80 m2. Thực chất, biệt thự mini chỉ có thể coi là nhà phố có sân vườn. Tuy nhiên, chính thiết kế đẹp mắt của căn nhà và một chút thổi phồng của truyền thông đã tạo nên khái niệm này. Biệt thự mini thường cũng sẽ xây không quá 3 tầng như biệt thự đơn lập. Gara đỗ xe có thể có hoặc không tuỳ thuộc thiết kế.

Biệt thự nghỉ dưỡng

Biệt thự nghỉ dưỡng thường được các gia đình có điều kiện xây dựng. Mục đích là làm nơi nghỉ ngơi thư giãn trong các kỳ nghỉ. Những villa này thường được xây dựng ở nơi có quang cảnh đẹp, ít người như vách núi, sát biển, sông hồ,…Lẽ dĩ nhiên, những dinh thự này có thể có hoặc không có vườn cây. Bởi quang cảnh xung quang đã chính là không gian giá trị nhất cho chủ nhà.

Tại Việt Nam, những villa ven biển và trên núi chính là phổ biến nhất. Tuy nhiên, số lượng cũng không nhiều, vì không phải ai cũng đủ khả năng chi trả và duy trì dinh thự như vậy. Đặc biệt là khi vô số resort và homestay được xây dựng, cho thuê theo ngày, đáp ứng đầy đủ dịch vụ cho dân du lịch.

villa biệt thự biển
Biệt thự sát bên bờ biển Phú Quốc – Sưu tầm

Phong cách thiết kế biệt thự

Xây dựng biệt thự đương nhiên tuỳ theo gout của chủ nhà. Tuy nhiên, có 06 phong cách thiết kế đặc trưng nhất cho biệt thự. Đó là phong cách Hiện đại, Tân cổ, Indochine, Modern luxury, Modern Classic và Cổ điển.

Phong cách hiện đại

Biệt thự hiện đại đã trở thành một cụm từ tìm kiếm quen thuộc. Đây là phong cách ứng dụng những đường nét dứt khoát và phóng khoáng của kiến trúc phương Tây vào công trình nhà ở. Thiết kế mang vẻ đẹp mới lạ và ấn tượng nhưng không kém phần sang chảnh và thu hút. Màu sắc được sử dụng thường thiên hẳn về 1 trong hai hướng: gam màu trắng sáng giản đơn và thanh lịch hoặc gam màu tối bí ẩn và thời thượng.

Mẫu thiết kế biệt thự hiện đại - Sưu tầm
Mẫu thiết kế biệt thự hiện đại – Sưu tầm

Phong cách tân cổ điển

Biệt thự Tân cổ điển thịnh hành nhất trong khoảng 10 năm về trước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn rất nhiều người ưa thích lối kiến trúc cầu kỳ này. Ngoài sử dụng nhiều hoa văn chạm trổ và mái vòm kiểu Châu Âu, biệt thự Tân cổ điển cũng ưa chuộng những gam màu sáng, trung tính và trang nhã như kem, be, trắng. Hiện nay, biệt thự Tân cổ điển ngày càng tiết chế bớt hoa văn thừa thãi, trở về với khởi nguồn rất thanh lịch của lối kiến trúc này.

Nhược điểm của phong cách thiết kế này là cần diện tích đất rộng. Nếu cố gò ép vào một khuôn viên nhỏ sẽ đánh mất đi vẻ đẹp của kiến trúc. Nếu vẫn yêu thích Tân cổ, chủ nhà có thể ứng dụng trong thiết kế nội thất và mix một chút với thiết kế bên ngoài.

Căn villa theo kiến trúc Tân cổ điển chuẩn của Châu Âu - khác hẳn với trend "Lâu đài" tại Việt Nam nhiều năm về trước
Căn biệt thự theo kiến trúc Tân cổ điển chuẩn của Châu Âu – khác hẳn với trend “Lâu đài” tại Việt Nam nhiều năm về trước

Phong cách Indochine

Phong cách Indochine là phong cách duy nhất được “cộp mác Made in Vietnam”. Indochine chính là sự kết hợp của kiến trúc Pháp và đặc trưng tại Việt Nam. Hầu hết các công trình chính thức được ra đời trong thời kỳ thuộc địa như: nhà hát lớn Hà Nội, bảo tàng mỹ thuật Hồ Chí Minh,…

Kiến trúc này vẫn giữ gam màu tươi sáng nhưng được mix thêm sắc thái nhiệt đới Á Đông như vàng kem, vàng nhạt, cam, xanh lá,…Chất liệu đặc trưng tại Việt Nam như tre, nứa, gỗ, gạch bông,… cũng được sử dụng cho nhiều chi tiết nội thất. Đồ decor trong phong cách này thường là mang đậm nét văn hoá Việt như hoạ tiết kỷ hà, tranh sơn dầu, đan lưới, tượng Phật, hoạ tiết hoa lá (Tùng, Cúc, Trúc, Sen,…)…

Biệt thự Indochine
Thiết kế biệt thự Vườn Tùng của KIM lấy cảm hứng từ Indochine kết hợp Modern Luxury

Phong cách Modern Luxury

Modern Luxury là một nhánh của phong cách hiện đại. Tuy nhiên, khác với sự tối giản về nội thất, biệt thự Modern Luxury sử dụng khá nhiều decor lạ mắt. Đặc biệt là những vật liệu có tính phản xạ cao, đem lại sự bóng bẩy và hào nhoáng cho không gian. Đây là phong cách cực kỳ thịnh hành tại Dubai, Bồ Đào Nha và Nga. Đồng thời là phong cách ngày càng nổi bật tại Việt Nam.

Biệt thự hiện đại modern luxury
Biệt thự hiện đại phong cách Modern Luxury

Phong cách Modern Classic

Modern Classic là phong cách đặc trưng nhất của KIM và cũng là mảng chúng tôi mạnh nhất.

Neo Classic có dấu hiệu thoái trào khi những khách hàng U30 – 40 ngày càng muốn giảm bớt chi tiết thừa thãi và thêm vào đó yếu tố hiện đại. Modern Classic ra đời đặc trưng bởi sự tối giản chi tiết và kết hợp decor hiện đại.

Là một phong cách mới, Modern Classic đòi hỏi khả năng kết hợp tinh tế của nhà thiết kế. Bài toán là sao cho bố cục vẫn giữ được sự hài hoà và trang nhã; nhưng vẫn phải nghệ thuật và khác biệt.

Đây là phong cách thiết kế biệt thự rất đáng thử.

Biệt thự phong cách Modern Classic
Biệt thự phong cách Modern Classic

Phong cách Cổ điển

Khởi nguồn từ giai đoạn Phục Hưng thế kỷ 16 – 18, phong cách cổ điển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Baroque. Đặc trưng của biệt thự cổ điển hiện nay là diện tích mặt bằng lớn, trần nhà cao, hoạ tiết cầu kỳ và chi tiết decor tỉ mỉ.

Biệt thự cổ điển đem đến phong thái trang trọng, lãng mạn và bền vững. Tuy nhiên, phong cách này có phần nặng nề và hợp với người đứng tuổi. Biệt thự cổ điển chỉ thật sự phát huy vẻ đẹp với diện tích rộng lớn. Khoảng chia cho mỗi phòng cần ít nhất từ 50 m2. Nếu không đủ diện tích xây dựng, bạn nên cân nhắc các phong cách liên quan như Tân cổ điển hay Modern Classic.

Yếu điểm lớn nhất của phong cách này là một yếu tố khách quan. Rất ít đơn vị tại Việt Nam có thể đem đến một thiết kế cổ điển đẹp đúng chuẩn. Hầu hết sẽ dẫn tới biệt thự kiểu “lâu đài”; chứa đầy vật dụng không cần thiết và bị mạ vàng quá mức.

Biệt thự cổ điển
Biệt thự cổ điển mà không hề lỗi thời – Sưu tầm

Hy vọng, bài viết của KIM đã giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về “Biệt thự là gì?” cũng như vấn đề liên quan. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế nội thất biệt thự, hãy liên hệ KIM để được tư vấn tận tâm. Với hơn 85+ công trình đẳng cấp cùng sự hài lòng từ khách hàng, KIM tự tin đem đến cho bạn không gian sống đẳng cấp và tiện nghi nhất.

Nguồn: KIM – furniture
Thiết kế & thi công nội thất trọn gói

5/5 - (1 vote)

GỢI Ý DÀNH CHO BẠN

ĐĂNG KÍ NHẬN TƯ VẤN

Chat With Me on Zalo