KIM - Luxury Interior Design
26 March , 2021 • Chia sẻ kinh nghiệm
Tin tức mới
Xây dựng một căn nhà có thể coi là một trong những dự án lớn của cuộc đời. Điều đó đòi hỏi mỗi người chủ nhà có sự đầu tư, tìm tòi trước khi thực hiện. Sự đầu tư này không chỉ đơn giản là bỏ ra chi phí mà còn là thời gian, công sức và sự bỏ công tìm hiểu về thiết kế thi công nội thất. Càng đầu tư thì kết quả nhận được càng ngọt ngào và xứng đáng. Cùng KIM điểm qua 7 điều cần lưu ý khi làm nhà nhé:
ẩn
-
1. Xác định chi phí đầu tư khi thiết kế thi công nội thất
-
2. Tìm hiểu về thiết kế nói chung
-
3. Định hình phong cách thiết kế
-
4. Sắp xếp thời gian cho căn nhà của bạn
-
5. Giám sát quá trình thi công
-
6. Tránh chỉnh sửa khi thi công
-
7. Tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp
-
Một số dự án KIM thiết kế thi công nội thất
1. Xác định chi phí đầu tư khi thiết kế thi công nội thất
Khách hàng nào cũng có một khoản ngân sách mà mình “dự định” sẽ bỏ ra cho căn nhà mơ ước. Tuy nhiên, KIM thường hỏi khách hàng chi tiết hơn về mức phân bổ ngân sách mong muốn.
VD: Thông thường phòng khách sẽ được đầu tư nhiều nhất trong căn nhà. Nhưng với thiết kế nội thất cao cấp thì điều này còn tùy thuộc sở thích chủ nhà. Chủ nhà hoàn toàn có thể thấy hứng thú với một căn bếp kết hợp quầy bar và sân vườn BBQ và dành đầu tư cho khu vực này.
Thực tế, xác định chi phí đầu tư cũng đi song hành cùng việc tìm hiểu về phong cách cũng như đơn vị thiết kế ban đầu. Vì đây sẽ là khoảng thời gian để khách hàng tự đưa ra một khoảng range từ thấp tới cao về mức giá cũng như chất lượng các bên. Từ đó, lựa chọn đơn vị phù hợp.
2. Tìm hiểu về thiết kế nói chung
Giống như trong kinh doanh, càng nắm rõ thông tin, khả năng thành công càng cao. Việc thiết kế thi công nội thất cũng có điểm chung. Trước khi bắt đầu xây dựng, chủ nhà nên tìm hiểu và có sự hiểu biết nhất định về các phong cách thiết kế điển hình, quy trình làm việc,…. Điều này cũng giúp nhà thiết kế nội thất dễ dàng hơn trong quá trình trao đổi.
Tuy nhiên, chủ nhà cũng cần lưu ý. Dù có tìm hiểu sâu tới đâu, trừ khi cũng thuộc ngành này, còn không bạn vẫn không phải một chuyên gia. Do vậy, hãy lắng nghe ý kiến đóng góp và tư vấn từ nhà thiết kế, tránh “múa rìu qua mắt thợ”. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thiết kế căn nhà của bạn.
3. Định hình phong cách thiết kế
Qua quá trình tìm hiểu, có lẽ bạn đã phần nào nắm được phong cách mà mình muốn thay đổi. Đa số khách hàng của KIM sẽ dừng ở một số mẫu ảnh thấy vừa mắt. Từ đó, nhà thiết kế sẽ trao đổi để tìm ra chính xác phong cách cho căn nhà của bạn.
Có hai điểm chủ nhà cần để tâm khi xác định phong cách thiết kế nội thất:
Phân biệt giữa PHONG CÁCH và ĐỒ NỘI THẤT
Trong quá trình làm việc, KIM đã gặp nhiều khách hàng chỉ đơn giản là yêu thích 1 chiếc bàn hay một chiếc ghế, nhưng lại lầm lẫn điều này thành một phong cách. Nếu khi trao đổi khách hàng không nói rõ điều này mà định hướng luôn về phong cách thiết kế cho nhà thiết kế thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới bản vẽ.
Không ÔM ĐỒM nhiều phong cách thiết kế
Việc kết hợp các phong cách nguyên bản sẽ cho ra những sản phẩm mới mẻ và độc đáo. Tuy nhiên, khách hàng không nên ôm đồm quá nhiều phong cách hoặc lựa chọn mỗi căn phòng một sắc thái khác nhau. Căn nhà là một tổng thể thống nhất và mỗi bộ phận đều có chức năng riêng bổ trợ cho tổng thể đó. Kết hợp quá nhiều phong cách sẽ biến căn nhà của bạn thành một nồi lẩu thập cẩm đúng nghĩa.
4. Sắp xếp thời gian cho căn nhà của bạn
Như đã nói, đầu tư cho căn nhà không chỉ là về mặt tiền bạc, bạn còn cần sắp xếp thời gian đủ cho việc làm nhà. Làm việc với nhà thiết kế, lựa chọn chất liệu, nội thất, giám sát thi công, …tất cả những việc này đều cần thời gian. Bạn hoàn toàn có thể “khoán” 100% cho một người khác nhưng để chắc chắn nhất, bạn vẫn nên kiểm tra tiến độ định kỳ và trực tiếp lựa chọn chất liệu nội thất. Đến cuối cùng, người sống trong ngôi nhà vẫn là bạn và bạn cần phải thấy thoải mái nhất.
5. Giám sát quá trình thi công
Thi công là bước đưa bản vẽ thành hiện thực, chỉ cần sai sót về chất liệu hay gia công đều có thể phá vỡ thiết kế mà cả bạn và nhà thiết kế đã dày công xây dựng. Do đó, giám sát thi công là bước tất yếu để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng và đúng kế hoạch.
Quá trình thi công thông thường sẽ có 5 bước sau đây:
5.1. Xây dựng, cải tạo phần thô:
Công đoạn đầu tiên và cũng chiếm phần lớn thời gian đó là xây dựng, cải tạo phần thô. Tuỳ nhu cầu của mỗi căn mà thời gian cho công đoạn này cũng sẽ thay đổi khác nhau. Phổ biến nhất là việc cơi nới thêm các gian, phòng; phá/thêm phần tường,…
5.2. Thi công các hạng mục M&E
M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (Cơ khí và Điện)
Thi công hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí
- Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh
- Phần điện
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy
Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E (Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70-80%).
5.3. Lắp đặt nội thất Fit-out:
Fit-out là tự chuyên môn để chỉ tất cả các hạng mục nội thất lắp đặt âm tường, âm trần hoặc bao phủ một mảng lớn. VD: Hệ tủ lớn kéo dài từ trần tới sàn, rèm treo, hệ thống phào, mảng ốp gỗ/đá lớn, bếp, lò nướng,…Đây đều là những thiết bị phổ biến khi thiết kế nội thất cao cấp.
5.4. Lắp đặt đồ nội thất rời:
Đồ nội thất rời là những đồ không gắn vào tường, trần mà nôm na là chỉ cần “đặt vào gian phòng”. Ví dụ: giường, bàn, ghế, tủ nhỏ, đồ decor,…
5.5. Hoàn thiện & bàn giao:
KIM sẽ tiến hành vệ sinh công nghiệp và chà bóng, tân trang lại các mặt kính, gương, gỗ, phào,…để đảm bảo khách hàng sẽ nhận ngôi nhà trong trạng thái hoàn hảo nhất.
Bạn không cần phải luôn túc trực tại công trình. Nắm được các khâu cơ bản giúp bạn theo dõi tiến độ công trình dễ dàng hơn.
6. Tránh chỉnh sửa khi thi công
Bản thiết kế là thứ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát nhất qua các phòng và phong cách thiết kế toàn căn. Đi vào thực tế thi công, nhất là trong khi chưa hoàn thiện, thẩm mỹ của chủ nhà có thể thay đổi và yêu cầu điều chỉnh. Tuy nhiên, việc này ít nhiều gây ảnh hưởng tới thiết kế. Điều này, đôi khi tới lúc hoàn thiện hoặc dọn vào sống chủ nhà mới có thể nhận ra được. Do vậy, hãy tôn trọng thiết kế ban đầu và tránh chỉnh sửa nhất có thể, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng mạnh như màu sắc, bố cục nếu chỉ từ ý thích cá nhân.
7. Tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp
Nhà thiết kế đủ “tầm” sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình làm việc. Phương pháp làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn yên tâm hơn về tiến độ công việc, chất lượng vật liệu. Đặc biệt là giảm thiểu chi phí phát sinh và tăng tính sáng tạo của dự án.
KIM tự tin là một trong những đơn vị thiết kế & thi công nội thất trọn gói uy tín nhất tại Hà Nội. Trong mỗi dự án, chúng tôi luôn hướng tới giá trị thực tế nhất, đề cao công năng sử dụng hoà quyện cùng yếu tố thẩm mỹ, cá tính cao.
Một số dự án KIM thiết kế thi công nội thất
1. Biệt thự Vườn Tùng
Căn biệt thự lấy cảm hứng từ phong cách Indochine thuần Việt. Tuy nhiên, chủ nhân lại muốn thiết kế theo phong cách Modern Luxury. Đây vừa là thách thức, vừa là động lực để KIM tạo nên một trong những sản phẩm ưng ý nhất đầu năm 2021.
2. Penthouse Metropolis
Với diện tích rộng hơn 300m2 với thiết kế thông tầng, phòng khách trở thành không gian mở đầy ấn tượng. Màu đỏ rượu vang Burgundy được sử dụng làm điểm nhấn chủ đạo, vừa tạo cảm giác sang trọng, vừa thể hiện nét cá tính mạnh mẽ
3. Vinhomes Green Bay
Những thiết kế Modern Luxury rất được giới thượng lưu ưa chuộng năm 2021. Căn biệt thự đơn lập Vinhomses Greeb Bay có diện tích 518m2. Vị chủ nhà khá “chịu chơi” khi chọn thiết kế tông màu tối ấn tượng và quyền lực.
CEO KIM
Kinh nghiệm 05 năm theo đuổi dòng thiết kế nội thất cao cấp
Phong cách đặc trưng: Modern Classic, Modern Luxury
“Đối với tôi, lương tâm nghề nghiệp và sự tận tâm với khách hàng là yếu tố hàng đầu duy trì thành công của KIM”
GỢI Ý DÀNH CHO BẠN
ĐĂNG KÍ NHẬN TƯ VẤN